Lịch sử Bán_đảo_Sinai

Biên giới Ai Cập-Israel, nhìn từ phía bắc từ núi Eilat. Sinai trong bản đồ Ai Cập

Bán đảo Sinai xưa được người Monitu cư ngụ và được gọi là Mafkat hay Vùng đất của ngọc lam. Kể từ thời Vương triều thứ nhất (cổ Ai Cập) hoặc trước đó, người Ai Cập đã khai thác ngọc lam ở Sinai tại hai địa điểm, nay là Wadi MagharehSerabit el-Khadim. Các mỏ này được khai thác không liên tục, theo mùa, trong hàng ngàn năm. Các nỗ lực hiện tại nhằm khai thác các mỏ này không mang lại lợi nhuận. Đây có thể coi là nơi diễn ra các hoạt động khai mỏ đầu tiên của loài người.

Quân Mamluk Ai Cập kiểm soát Sinai từ năm 1260 cho tới năm 1518, khi Sultan của Đế quốc OttomanSelim I, đánh bại họ trong các trận Marj Dabiq và al-Raydaniyya. Kể từ đó cho tới đầu thế kỷ 20, Sinai là một phần của Pashalik Ai Cập (trấn Ai Cập), dưới quyền đế chế Ottoman. Từ năm 1906 nó trở thành một phần của Ai Cập dưới quyền bảo hộ của Vương quốc Anh, khi người Thổ nhượng lại bán đảo này dưới sức ép của Anh. Biên giới theo người Anh áp đặt chạy theo tuyến từ Rafah trên bờ biển Địa Trung Hải tới Taba, Ai Cập trên Vịnh Aqaba. Tuyến này được coi là biên giới phía đông của Ai Cập kể từ đó, và nay là biên giới Ai Cập và Israel.

Tu viện thánh Catherine, tu viện cổ nhất trên thế giới, và là điểm du lịch được ưa thích

Sau cuộc Chiến tranh Sáu ngày năm 1967, Sinai rơi vào tay Israel. Ai Cập bất ngờ tiến công Israel trong cuộc Chiến tranh Yom Kippur năm 1973 để giành lại Sinai, nhưng không thành công. Tới năm 1979, Israel và Ai Cập ký hiệp định hòa bình, theo đó trao trả lại Sinai cho Ai Cập, dù người ta đã phát hiện ra một lượng lớn dầu mỏ tại Sinai. Theo hiệp định này, Israel dần rút quân và hoàn toàn rút khỏi Sinai năm 1982, đồng thời dỡ bỏ thị trấn Yamit của người định cư Do Thái ở phía đông bắc Sinai. Một thị trấn khác là Ofira thì không bị dỡ bỏ, nay trở thành khu du lịch nghỉ mát Sharm el-Sheikh.